Những biểu hiện không nên có của ứng viên xin việc
Đỏ bừng mặt là dấu hiệu chung ở nhiều người khi họ rơi vào những trạng thái cảm xúc đặc biệt, trong đó có lo lắng. Không dễ để kiểm soát việc bạn đỏ mặt, nhưng hãy mường tượng rằng cơ thể của bạn đang giảm nhiệt độ. Đây là cách có thể giúp ích cho tình trạng đỏ mặt của bạn.Ngoài ra
Liệu hầu hết các nhà tuyển dụng có biết được cảm giác lo lắng của bạn trong buổi phỏng vấn không? Nếu bạn để lộ ra một trong 6 những dấu hiệu dưới đây, thì mọi tâm trạng bất an lo lắng của bạn sẽ thể hiện ro trước mắt người phỏng vấn.
1. Vã mồ hôi
Đây luôn là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự lo lắng. Và đối với nhiều người, điều này là gần như không thể kiểm soát. Việc tốt nhất bạn có thể làm là lường trước được mình sẽ toát mồ hôi và tìm ra cách để ngăn chặn, khắc phục nó. Nhà sáng lập trang Persuasive Interview, Ông Ramon Santillan đã gợi ý: “Nếu bạn đang chờ tới lượt phỏng vấn mà bàn tay lại ướt sũng mồ hôi, hãy xin một cốc nước mát để uống. Cách này sẽ giúp bạn hạ nhiệt độ cơ thể và giảm việc tiết mồ hôi”. Ngoài ra, bạn nên mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau mồ hôi khi bạn được phỏng vấn. “Nếu bạn không có sẵn khăn giấy hoặc khăn tay, bạn có thể lau bàn tay vã mồ hôi của mình vào mặt bên trong của áo vest mà bạn đang mặc. Đừng lau lên quần vì có thể để lại vết rất xấu”, ông Santillan nói.
2. Nói chuyện không trôi chảy
Nếu bạn rơi vào tình trạng “cứng họng”, không nói được gì, hoặc nói năng lắp bắp, thì không ai có thể phủ nhận việc bạn đang lo lắng. Việc bạn nên làm là hãy hít thở thật sâu. Nhà tuyển dụng biết bạn có thể lo lắng và không coi đây là một lỗi của bạn. Bạn cũng có thể hạn chế tình trạng lắp bắp khi trả lời phỏng vấn bằng cách luyện trả lời trước những câu hỏi phỏng vấn thường gặp để có thể trả lời trơn tru hơn trong cuộc phỏng vấn.
3. Nói quá nhiều và quá nhanh
Một số người khác không hề nói lắp bắp hay “cứng họng” khi lo lắng. Trái lại, việc lo lắng khiến họ nói nhanh như một cái máy. Dĩ nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không thể không chú ý đến điều này. Nếu là bạn người xu hướng nói nhanh hay không thể dừng lại khi nói, hãy hít thở sâu và từ từ giảm tốc độ “phát ngôn”. Hãy tự bấm vào tay mình khi nào bạn thấy bản thân đang mắc lỗi này để nhắc mình dừng lại.
4. Đến quà muộn hoặc quá sớm
Xuất hiện ở nơi phỏng vấn quá muộn hoặc quá sớm đều là một bằng chứng về sự bồn chồn của bạn. Để khắc phục, trước buổi phỏng vấn 1 ngày, bạn hãy lên lịch trình cho tuyến đường bạn sẽ đi đến nơi phỏng vấn để canh đúng giờ. Đừng quên đề phòng tình huống giao thông tồi tệ nhất để có thời gian dự phòng. Nếu bạn đến quá sớm, đừng vào ngay nơi đăng ký phỏng vấn mà đi loanh quanh đâu đó, hoặc ở bên ngoài để chờ và “ôn tập” lại những câu trả lời mà bạn đã chuẩn bị trước, hoặc đi dạo một vòng quanh bãi gửi xe, hít thởi thật sâu. Bởi vì nhà tuyển dụng có thể sẽ cảm thấy không thoải mái khi có người ngồi đợi họ.
5. Hay“khoa tay múa chân” khi nói
Nếu bạn có xu hướng sử dụng đến tay để làm điệu bộ trong khi trả lời phỏng vấn, bạn có thể bị đánh giá là quá lo lắng. Hãy để hai bàn tay của bạn lên nhau, và mỗi khi phát hiện ra mình đang dùng đến chúng, hãy đưa chúng trở lại vị trí cũ.
6. Đỏ mặt
Đỏ bừng mặt là dấu hiệu chung ở nhiều người khi họ rơi vào những trạng thái cảm xúc đặc biệt, trong đó có lo lắng. Không dễ để kiểm soát việc bạn đỏ mặt, nhưng hãy mường tượng rằng cơ thể của bạn đang giảm nhiệt độ. Đây là cách có thể giúp ích cho tình trạng đỏ mặt của bạn.Ngoài ra, đỏ mặt thường xảy ra khi bạn bị mất tự nhiên. Bởi thế, khi bạn dừng e ngại về những gì mà các nhà tuyển dụng đang nghĩ, bạn sẽ thấy mình không còn đỏ mặt nữa. Hoặc bạn cũng thể nghĩ đến một câu chuyện vui nào đó để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng có đôi khi, nhà tuyển dụng cũng không để ý chuyện bạn đỏ mặt hay không.
Chúc bạn sớm khắc phục được tình trạng lo lắng trong buổi phỏng vấn.
Leave a Reply