Chiến lược tìm việc hiệu quả nhất xưa nay
Phỏng vấn nội dung – kỹ thuật: hay còn gọi là phỏng vấn chuyên môn, ở đây lý thuyết được trao đổi rất ít, chủ yếu là doanh nghiệp đánh giá kỹ năng thực hành của ứng viên. Tùy theo lĩnh vực ứng tuyển,
Nhiều người quan niệm, tìm việc không hẳn đã quá khó. Lý do khiến cho nhiều ứng viên mãi chưa tìm được việc không hẳn là đòi hỏi quá cao ở nhà tuyển dụng, mà đó chính là người tìm việc chưa có chiến lược tìm việc hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số kiến thức mới cần thiết mới cần thiết trong quá trình đi tìm việc, hy vọng cung cấp được những kỹ năng tìm việc quý giá.
1. Lập kế hoạch cá nhân
Đây là bước khởi đầu rất quan trọng trong đời sống và việc làm của bạn về sau. Trước hết, phải xác định được ngành nghề hoạt động của mình. Điều này căn cứ vào ba yếu tố: mức độ yêu thích công việc, năng lực của bạn có tương quan với ngành nghề hay không và vị trí của ngành nghề này trên thị trường ra sao.
Sau khi hoàn tất công việc định hướng nghề nghiệp, bước tiếp theo là tìm hiểu đối tượng doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn công ty đa quốc gia, công ty liên doanh – nước ngoài, công ty quốc doanh sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân cũng như những mục tiêu phấn đấu của bản thân. Một câu hỏi lớn lúc này là tìm thông tin tuyển dụng ở đâu?
2. Những nguyên tắc vàng của một đơn xin việc
Nội dung của đơn xin việc là bày tỏ ước vọng cá nhân và mong muốn cùng hợp tác và phát triển với doanh nghiệp để thực hiện mục đích thực tế nhất là có một cuộc hẹn phỏng vấn. Về hình thức, tốt nhất nên đánh máy đơn xin việc, in bằng một trong hai màu kinh điển là đen hoặc xanh đậm và sử dụng hai font chữ. Đơn xin việc là phương tiện đối thoại trực tiếp giữa người tìm việc và doanh nghiệp, nên nội dung cần đến đề cập đến doanh nghiệp trước, cá nhân mình sau, sau đó là triển vọng hợp tác song phương. Tạo được cảm tình với nhà tuyển dụng và tìm được tiếng nói chung ban dầu với doanh nghiệp qua đơn xin việc, thì bạn đã năm trong tay 30% khả năng có việc. Do đó, để tạo cá tính, cũng cần dùng từ ngữ tích cực, mang tính hành động như là “tổ chức,thực hiện…” và tránh dùng những từ phủ định như “sẽ không”, đồng thời tuân thủ các “nguyên tắc vàng” như: không khoác lác, khoe khoang quá đà, không sử dụng lối hành văn nặng nề, nhàm chán; không tỏ ra khốn khổ vì thất nghiệp, không lập dị (như dùng giấy màu, giấy thơm có hoa văn, in màu diêm dúa)
3. Các thể loại phỏng vấn phổ biến hiện nay
Theo các chuyên gia tư vấn việc làm, hiện này trên thị trường lao động, phỏng vấn được chia thành 5 loại. Tùy theo điều kiện và đặc điểm riêng, mỗi doanh nghiệp áp dụng một loại phỏng vấn. Khi đi phỏng vấn, người tìm việc cần nhận diện đấy là loại phỏng vấn gì và có cách xử lý phù hợp.
· Phỏng vấn lý tưởng: là loại phỏng vấn được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện này. Đây thực chất là quá trình hỏi – đáp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Thông tin được trao đổi theo hai chiều, điều quan trọng là ứng viên phải trang bị càng nhiều thông tin về doanh nghiệp mà mình sẽ ứng tuyển, vì trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi: “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”
· Phỏng vấn độc thoại: nhà tuyển dụng sẽ dành phần lớn thời gian cho ứng viên để họ nói về nhiều vấn đề liên quan và chỉ đưa ra những câu hỏi khi cần. Ứng viên phải chuẩn bị càng nhiều thông tin, nhiều ý tưởng càng tốt để tránh “thời gian chết” trong phần trình bày của mình.
· Phỏng vấn áp lực: nhà tuyển dụng sẽ dùng chiêu thức chỉ trích những điểm yếu của bạn qua cách ăn mắc, ngoại hình, hoặc khai thác những điểm yếu trong hồ sơ cá nhân. Bạn cần phải nhận thức rõ mục đích của nhà tuyển dụng là đánh giá khả năng xử lý tình huống, khả năng đối phó với áp lực của bạn vì trong công việc bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp gay cấn như vậy.
· Phỏng vấn nội dung – kỹ thuật: hay còn gọi là phỏng vấn chuyên môn, ở đây lý thuyết được trao đổi rất ít, chủ yếu là doanh nghiệp đánh giá kỹ năng thực hành của ứng viên. Tùy theo lĩnh vực ứng tuyển, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho bạn chứng minh khả năng thực hiện công việc tại chỗ. Qua phần tự giới thiệu trong đơn xin việc cũng như căn cứ theo kết quả thực hành, doanh nghiệp sẽ có sự nhìn nhận xác thực nhất về bạn.
· Phỏng vấn trong không khí thoải mái: doanh nghiệp sẽ chủ động tạo không khí cởi mở, thân tình giữa một bên cần người hợp tác và một bên cần việc, đương nhiên qua đó doanh nghiệp cũng biết được bạn là ai, có phù hợp với công ty họ hay không. Cũng nên tránh sự thoải mái quá như tâm sự về đời tư, kể lể những chuyện vặt vãnh, nói chuyện không có chủ đề, nhằm thể hiện sự nghiêm túc, chững chạc của mình.
Leave a Reply