10 điều cần tránh trong các buổi phỏng vấn xin việc
Vào cuối cuộc phỏng vấn, một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp luôn luôn sẽ yêu cầu bạn đặt những câu hỏi đối với công ty. Đây thường là bước khó khăn cho ứng cử viên nhưng nếu không có bất kỳ
Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình phải chuẩn bị gì và nên tránh những điều gì.
Đây là 10 điều nên tránh:
1. Lời lẽ thiếu lịch sự / Đến trễ
Điều này để lại ấn tượng xấu đầu tiên đến công ty tuyển dụng. Hãy biết rằng khi bắt đầu cuộc phỏng vấn trước nhà tuyển dụng: một ứng cử viên thô lỗ hay đến muộn sẽ được tự động xếp vào mục lục bất cẩn của nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy cố gắng đi sớm một chút để bạn có thời gian dự phòng cho những tình huống xấu nhất
2. Trang phục
Ấn tượng đầu tiên đối với các nhà tuyển dụng thường rất quan trọng. Bởi hình thức bên ngoài có thể tạo thiện cảm hoặc ngược lại cũng có thể gây ác cảm ngay lập tức với các nhà tuyển dụng. Để tránh những lỗi sơ đẳng trong các buổi phỏng vấn, tốt nhất bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ trang phục giản dị nhưng không kém phần trang trong, lịch sụ.
3. Quá tự tin / kiêu ngạo
Sự khác biệt giữa một ứng cử viên ứng cử viên tự tin và kiêu ngạo chỉ cách nhau một ranh giới rất mong manh. Một số chuyên gia khẳng định, bạn sẽ mất tất cả sự tín nhiệm nếu bạn quá tự tin và kiêu ngạo với bản thân. Hãy ghi điểm với nhà tuyển dụng với câu nói bắt đầu như: “Tôi đã may mắn …” .
4. Quá căng thẳng
Căng thẳng trong một cuộc phỏng vấn là một trạng thái hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là bạn phải làm chủ được điều đó, hoặc ít nhất là không để cho trạng thái đó thể hiện quá rõ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lưu ý tất cả hành vi của bạn do đó bạn cảm thấy lo lắng và không thoải mái ngay lập tức. Có nhiều bài tập thư giãn có thể giúp bạn giải tỏa được trạng thái đó.
5. Tỏ ra quá thân mật
Người đang nói chuyện với bạn là các nhà tuyển dụng và họ là người quyết định việc có chọn bạn hay không, thậm chí đó còn có thể là sếp tương lai của bạn. Do vậy, đừng tỏ ra quá thân thiết như bạn bè và tuyệt đối không được đùa giỡn với họ. Tốt nhất là bạn nên nhã nhặn, từ tốn và lịch sự khi trả lời phỏng vấn.
6. Ghi sai thông tin
Đôi khi, chúng ta thường hay thêm một ít ưu điểm không thật vào hồ sơ của mình. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những thông tin mà bạn ghi vào đơn xin việc. Bởi đơn giản những gì bạn không có sẽ nhanh chóng bị phát hiện. Những nhà phỏng vấn có kỹ năng nhận biết rằng bạn có đang cường điệu hóa khả năng của mình hay không và chắc chắn chẳng ai muốn tuyển một nhân viên không trung thực cả.
7. Tránh nói về lương quá sớm
Câu hỏi như “Mức lương của tôi là bao nhiêu?” hoặc “Có bao nhiêu ngày nghỉ tôi có thể yêu cầu?” nên tránh trong cuộc phỏng vấn.Nếu đề câp đến vấn đề này quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn quá tự tin như thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn.
8. Không nắm rõ thông tin về công ty
Một vấn đề thường gặp là ứng viên chưa chuẩn bị đầy đủ các thông tin về công ty tuyển dụng. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng không chấp nhận với câu trả lời như: “Tôi không rõ…” .Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển. Điều chắc chắn rằng không có nhà tuyển dụng nào lại muốn có một nhân viên không hiểu gì về công ty của mình.
9. Không có câu hỏi nào đặt ra cho công ty
Vào cuối cuộc phỏng vấn, một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp luôn luôn sẽ yêu cầu bạn đặt những câu hỏi đối với công ty. Đây thường là bước khó khăn cho ứng cử viên nhưng nếu không có bất kỳ câu hỏi nào đưa ra thi không phải là giải pháp. Một câu hỏi, thậm chí đơn giản, thể hiện được sự quan tâm của bạn trong công việc và trong xã hội. Ví dụ: bạn có thể hỏi một câu hỏi về tổ chức và cơ cấu của xã hội … để hiểu rõ hơn hoạt động của công ty.
10. Không có chuẩn bị những câu hỏi “bẫy” của công ty
Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi “bẫy” trong bất kỳ thời diểm nào trong cuộc phỏng vấn. Nếu câu trả lời của bạn quá lan man, hoăc không biết gì về điều đó, bạn sẽ tự đưa mình vào tình huống rắc rối. Do đó bạn cần phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, những câu trả lời xúc tích và rõ ràng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt trong cuộc phỏng vấn.
Leave a Reply